“Treo” quyền lợi của dân đến bao giờ?
5 hộ dân ở ấp 2, xã Cửa Cạn, huyện Phú Quốc đang quản lý và sử dụng hàng chục ngàn m2 đất từ năm 1995, nhưng vẫn sống trong cảnh nghèo khó.
Hàng ngày, một số hộ phải đi làm thuê kiếm sống vì không đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng phát triển sản xuất. Nguyên nhân là do chính quyền địa phương kéo dài việc làm thủ tục cấp sổ đỏ dù họ đã đủ điều kiện.
Theo nội dung đơn của ông Lâm Hiệp An, Lâm Văn Minh, Lâm Văn Quang, Phạm Hoàng Thắng và bà Lê Thị Mỹ Rô (ấp 2, xã Cửa Cạn): Vào năm 1995, các hộ trên đến khai hoang đất tại khu vực trên và tiến hành trồng tiêu, cây lâu năm, xây dựng nhà cửa… quản lý và sử dụng đất đai ổn định cho đến nay. Năm 2006, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Kiên Giang hợp đồng với Xí nghiệp Trắc địa bản đồ 103 thuộc Cty Đo đạc địa chính và Công trình (Bộ TN&MT) tiến hành đo vẽ sơ đồ kỹ thuật đất đai, lập bản đồ địa chính cho người dân huyện Phú Quốc.
Đất nông nghiệp của 5 hộ dân trên đã được đo đạc lập sơ đồ kỹ thuật. Riêng về đất làm nhà ở đã được UBND xã Cửa Cạn thông qua Hội đồng Xét duyệt đất đai của xã năm 2008. Tuy nhiên, xã cho là chưa đủ điều kiện cấp sổ đỏ do đất của các hộ dân sử dụng vào năm 1995 (sau Luật Đất đai năm 1993). Song, căn cứ vào Luật Đất đai 2013, thì toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của 5 hộ dân trên đã đủ điền kiện cấp sổ đỏ.
Trao đổi với chúng tôi, ông An cho biết: Sau khi biết được thông tin diện tích đất đang sử dụng đủ điều kiện cấp sổ đỏ, 5 hộ dân có giấy ủy quyền cho ông Đặng Văn Tuân (trú thị trấn Dương Đông, Phú Quốc) trực tiếp liên hệ với các cơ quan chuyên môn để làm các thủ tục cấp sổ đỏ; nhưng đến nay chưa thấy kết quả gì.
Còn ông Thắng bức xúc: “Gia đình tôi có 10 ngàn m2 đất trị giá tiền tỷ, nhưng hằng ngày vẫn phải đi làm thuê để lo ăn cho hai vợ chồng già”.
Khi được hỏi vì sao không chăn nuôi gà, trồng cây công nghiệp, ông Thắng thật thà: “Không có tiền mua con giống, thức ăn cho gia súc, gia cầm…”. Và, ông ước ao đất đai của mình có sổ đỏ để thế chấp vay vốn ngân hàng phát triển đàn gà rẫy nhằm tăng thu nhập cho cả gia đình, và không phải đi làm thuê nữa.
Còn ông Tuân cũng không giấu nổi băn khoăn: “Nhiều năm qua với hàng chục lần dân tiếp xúc và đề nghị với Chủ tịch UBND xã Cửa Cạn, cũng chỉ nhận được lời hứa mà thôi. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương còn cư xử thiếu công bằng với dân, trong lúc hộ có đất liền kề với 5 hộ dân chúng tôi lại được cấp sổ đỏ năm 2005; còn chúng tôi, xã viện hết cớ này đến cớ nọ để dây dưa, kéo dài”…
Một lãnh đạo Chi nhánh Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Phú Quốc khẳng định: Nếu kiểm tra bản đồ hiện trạng không thay đổi, hồ sơ đã xét rồi không cần đo lại. Với hồ sơ đề nghị của 5 hộ trên, ở cấp xã chỉ hướng dẫn người dân viết đơn đăng ký theo mẫu (04a/ĐK); sau đó niêm yết 15 ngày tại trụ sở UBND xã nếu không có tranh chấp, thì chuyển hồ sơ nộp tại Bộ phận Một cửa của UBND huyện để xem xét cấp sổ đỏ cho dân.
Theo giải thích của ông Tạ Hoài Việt - cán bộ địa chính xã Cửa Cạn, lý do kéo dài hồ sơ là do khi đo đạc đất đai của 5 hộ dân trên có sai lệch về diện tích. Theo quy định, nếu các chủ hộ có yêu cầu hoặc xảy ra tranh chấp đất đai với nhau thì mới tiến hành đo đạc lại diện tích đất xin cấp sổ đỏ và việc đo đạc lại diện tích không thuộc thẩm quyền của UBND xã.
Người dân nghi ngờ cách giải quyết hồ sơ cấp sổ đỏ của lãnh đạo xã Cửa Cạn. Đề nghị Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc sớm chỉ đạo rà soát xử lý các nội dung khiếu nại của dân, để nguyện vọng xin cấp sổ đỏ đất đai của họ sớm được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.
Hàng ngày, một số hộ phải đi làm thuê kiếm sống vì không đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng phát triển sản xuất. Nguyên nhân là do chính quyền địa phương kéo dài việc làm thủ tục cấp sổ đỏ dù họ đã đủ điều kiện.
Theo nội dung đơn của ông Lâm Hiệp An, Lâm Văn Minh, Lâm Văn Quang, Phạm Hoàng Thắng và bà Lê Thị Mỹ Rô (ấp 2, xã Cửa Cạn): Vào năm 1995, các hộ trên đến khai hoang đất tại khu vực trên và tiến hành trồng tiêu, cây lâu năm, xây dựng nhà cửa… quản lý và sử dụng đất đai ổn định cho đến nay. Năm 2006, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Kiên Giang hợp đồng với Xí nghiệp Trắc địa bản đồ 103 thuộc Cty Đo đạc địa chính và Công trình (Bộ TN&MT) tiến hành đo vẽ sơ đồ kỹ thuật đất đai, lập bản đồ địa chính cho người dân huyện Phú Quốc.
Đất nông nghiệp của 5 hộ dân trên đã được đo đạc lập sơ đồ kỹ thuật. Riêng về đất làm nhà ở đã được UBND xã Cửa Cạn thông qua Hội đồng Xét duyệt đất đai của xã năm 2008. Tuy nhiên, xã cho là chưa đủ điều kiện cấp sổ đỏ do đất của các hộ dân sử dụng vào năm 1995 (sau Luật Đất đai năm 1993). Song, căn cứ vào Luật Đất đai 2013, thì toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của 5 hộ dân trên đã đủ điền kiện cấp sổ đỏ.
Trao đổi với chúng tôi, ông An cho biết: Sau khi biết được thông tin diện tích đất đang sử dụng đủ điều kiện cấp sổ đỏ, 5 hộ dân có giấy ủy quyền cho ông Đặng Văn Tuân (trú thị trấn Dương Đông, Phú Quốc) trực tiếp liên hệ với các cơ quan chuyên môn để làm các thủ tục cấp sổ đỏ; nhưng đến nay chưa thấy kết quả gì.
Còn ông Thắng bức xúc: “Gia đình tôi có 10 ngàn m2 đất trị giá tiền tỷ, nhưng hằng ngày vẫn phải đi làm thuê để lo ăn cho hai vợ chồng già”.
Khi được hỏi vì sao không chăn nuôi gà, trồng cây công nghiệp, ông Thắng thật thà: “Không có tiền mua con giống, thức ăn cho gia súc, gia cầm…”. Và, ông ước ao đất đai của mình có sổ đỏ để thế chấp vay vốn ngân hàng phát triển đàn gà rẫy nhằm tăng thu nhập cho cả gia đình, và không phải đi làm thuê nữa.
Còn ông Tuân cũng không giấu nổi băn khoăn: “Nhiều năm qua với hàng chục lần dân tiếp xúc và đề nghị với Chủ tịch UBND xã Cửa Cạn, cũng chỉ nhận được lời hứa mà thôi. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương còn cư xử thiếu công bằng với dân, trong lúc hộ có đất liền kề với 5 hộ dân chúng tôi lại được cấp sổ đỏ năm 2005; còn chúng tôi, xã viện hết cớ này đến cớ nọ để dây dưa, kéo dài”…
Một lãnh đạo Chi nhánh Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Phú Quốc khẳng định: Nếu kiểm tra bản đồ hiện trạng không thay đổi, hồ sơ đã xét rồi không cần đo lại. Với hồ sơ đề nghị của 5 hộ trên, ở cấp xã chỉ hướng dẫn người dân viết đơn đăng ký theo mẫu (04a/ĐK); sau đó niêm yết 15 ngày tại trụ sở UBND xã nếu không có tranh chấp, thì chuyển hồ sơ nộp tại Bộ phận Một cửa của UBND huyện để xem xét cấp sổ đỏ cho dân.
Theo giải thích của ông Tạ Hoài Việt - cán bộ địa chính xã Cửa Cạn, lý do kéo dài hồ sơ là do khi đo đạc đất đai của 5 hộ dân trên có sai lệch về diện tích. Theo quy định, nếu các chủ hộ có yêu cầu hoặc xảy ra tranh chấp đất đai với nhau thì mới tiến hành đo đạc lại diện tích đất xin cấp sổ đỏ và việc đo đạc lại diện tích không thuộc thẩm quyền của UBND xã.
Người dân nghi ngờ cách giải quyết hồ sơ cấp sổ đỏ của lãnh đạo xã Cửa Cạn. Đề nghị Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc sớm chỉ đạo rà soát xử lý các nội dung khiếu nại của dân, để nguyện vọng xin cấp sổ đỏ đất đai của họ sớm được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.
Ngọc Phó
Theo Báo Thanh Tra